13/2/12

E am hang ton sau Tet

tai phan mem download idm | tai phan mem idm moi nhat | tải phần mềm idm |

Tổng kết một năm làm ăn thất bát khiến không ít doanh nghiệp và tiểu thương ngao ngán.
Đầu năm 2012, họ lại tiếp tục việc bán tháo hàng tồn trong dịp Tết Nguyên đán. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng thị trường Tết vừa qua kém sôi động hơn mọi năm, do kinh tế khó khăn và do sự thay đổi xu hướng mua sắm Tết.

Bán tháo vẫn ế

Chị Nguyễn Thị Lan, chủ cửa hàng bán buôn và bán lẻ bánh kẹo tại chợ Đồng Xa, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: " Năm nay khách hàng không mua nhiều những sản phẩm bánh kẹo thiên về trang trí nên ế rất nhiều. Chẳng hạn như các loại bánh đậu xanh hình quả táo vàng, con thuyền chở vàng, thỏi vàng lớn... rất ít người mua nên ế đến 50% số hàng nhập về. Hàng tồn tôi phải giảm giá mạnh để bán tháo nhưng khách cũng chẳng mặn mà ". Chị Lan liệt kê rằng, trước Tết, giá bánh đậu xanh hình quả táo vàng 54.000 đồng/quả thì bây giờ còn 42.000 đồng/quả; bánh đựng trong con thuyền chở vàng giá 40.000 đồng, giờ còn 27.000 đồng; bánh trong thỏi vàng lớn giảm giá từ 35.000 xuống còn 23.000 đồng. Các loại bánh cao cấp trong hộp thiếc cũng ế tới non nửa số hàng nhập về, hạ giá cũng không mấy người mua...

Cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng Tết, ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Bibica cho rằng, các loại bánh, kẹo chủ lực trong dịp Tết của những năm về trước như bánh hộp, kẹo hộp gặp không ít khó khăn trong khâu tiêu thụ. Năm nay, phần lớn người tiêu dùng thắt chặt hầu bao nên chỉ mua những loại bánh kẹo giá vừa phải để làm tiệc ngọt trên bàn nước.

Ế ẩm hàng tồn sau Tết

Trưởng phòng kinh doanh một công ty bánh kẹo tại Hà Nội cũng thừa nhận lượng hàng tồn kho của mặt hàng bánh kẹo năm nay tăng khoảng 5% dù năm nay, lượng sản xuất đã giảm khoảng 5% so với năm ngoái.

Với ngành hàng thời trang, không ít doanh nghiệp cũng kêu thất thu. Theo ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần may Sài Gòn 2, sức mua của mùa Tết vừa qua đã giảm ít nhất 30% so với cùng thời điểm năm trước dù công ty này đã cắt giảm sản lượng so với những năm trước.

Còn ông Hồ Đức Lam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN (VPA) cho hay, chưa có thống kê chính xác lượng hàng nhựa gia dụng tồn kho tại các doanh nghiệp, nhưng theo ước tính sơ bộ, dịp Tết vừa qua các thành viên của VPA chỉ tiêu thụ được khoảng 2/3 hàng đã sản xuất. Với lượng hàng còn tồn, doanh nghiệp sẽ gặp khó vì đọng vốn.

Người tiêu dùng "đóng hầu bao"

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, có 3 lý do khiến nhiều doanh nghiệp bị đọng hàng số lượng lớn hơn những năm trước: Thứ nhất, do năm nay Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau nên các nhà kinh doanh chỉ bán được một mùa, thay vì hai mùa như những năm trước. Thứ hai, sức tiêu thụ năm nay thấp hơn nhiều so với những năm trước vì kinh tế khó khăn và người tiêu dùng đang ứng phó rất thông minh với sự khó khăn này đó là cắt giảm tối đa cho những sản phẩm cao cấp như bánh kẹo hộp, đồ uống cao cấp, mua sắm quần áo một cách không cần thiết... Từ sức mua này chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tự rút ra bài học và có cách tính toán cụ thể để phù hợp với xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi so với các năm trước. Thứ ba, giữa thời điểm lạm chi, người tiêu dùng đang chọn cách nghỉ ngơi nhiều hơn trong dịp Tết thay vì đổ xô đi mua sắm, tiêu tiền...

" Một bài học được rút ra nữa là khâu định giá cho từng phân khúc sản phẩm cần tính toán cẩn thận. Trong mùa Tết qua, có doanh nghiệp đầu tư bao bì sản phẩm tốt nhưng vì định giá cao nên đành "ôm" hàng tồn số lượng lớn sau Tết ", ông Phú khuyến cáo.

TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, để tránh bị đọng hàng, các doanh nghiệp cần căn cứ vào từng nhóm hàng cụ thể có thể đưa ra những giải pháp kinh doanh cụ thể: Với mặt hàng là nguyên liệu chưa tiêu thụ được, nếu doanh nghiệp nhập khẩu sẵn lúc giá thấp để chờ khi giá cao mới bán cho doanh nghiệp sản xuất thì không cần can thiệp. Nhưng nếu do dự báo không chính xác của doanh nghiệp thì tự doanh nghiệp phải điều chỉnh; Với mặt hàng bánh kẹo, bia, rượu... nhiều doanh nghiệp sản xuất không nghiên cứu kỹ thị trường nên bị tồn kho nhiều. Do đó, khâu nghiên cứu kỹ thị trường khi sản xuất là việc các doanh nghiệp phải nhìn nhận lại thay vì nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ ngỏ từ trước đến nay... Về vĩ mô, trong bối cảnh tiếp tục kiềm chế lạm phát, Nhà nước và các hiệp hội nên hỗ trợ bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại một cách hiệu quả.
Theo tintuc.xalo.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét